Gọng vó Drosera ngoài tự nhiên Việt Nam
In general, there are 3 species of genus Drosera in Vietnam habitat, including: Drosera burmannii, Drosera indica and Drosera peltata. However, it maybe have some others strange forms of Drosera which need the help of taxonimic scientists.....Hồi học đại học, lần đầu tiên nhìn thấy cây gọng vó tại 1 gian hàng trưng bày trong ngày hội của trường là Bee mê liền. Về google tìm hiểu thì Bee gần như không tìm được thông tin gì về gọng vó ở tự nhiên Việt Nam cả (Bee không biết thông tin quá ít hay Bee dở tin học nữa ^^ ). Mần mò tìm hiểu khá nhiều, và bây giờ khi Bee trở thành 1 CPer (CP là carnivorous plant: cây bắt mồi í), Bee sẽ chia sẻ chủ đề này với các bạn.
Ngoài tự nhiên Việt Nam có ít nhất 3 loài gọng vó: Drosera burmannii, Drosera indica và Drosera peltata. Thật ra, số lượng loài chính xác vẫn còn là một dấu hỏi và cần có sự vào cuộc của khoa học để xác minh. Cụ thể, một trong những tranh cãi gần đây là sự xuất hiện của những ảnh chụp gọng vó ở Quảng Ninh, có hình dạng tương đối giống Drosera spatulata. Nhưng đó là chuyện khoa học, bữa nay Bee sẽ bàn về 3 loài gọng vó đã có "chứng minh thư" ở Việt Nam trước đã:
Còn đây là Drosera indica. Ngoài tự nhiên Việt Nam có 2 clone (giống): Clone xanh và clone đỏ. Thông thường clone xanh có kích thước lớn hơn so với clone đỏ, mặc dù so với Drosera burmannii thì chúng lớn hơn rất nhiều.
Cuối cùng là Drosera peltata- loài này sống chủ yếu trên núi cao của Đà Lạt nên rất hiếm người chơi cây bắt mồi ở Việt Nam sở hữu. Cũng vì vậy, thông tin về loài này ở Việt Nam còn tương đối xơ xài. Đặc điểm nổi bật nhất của loài là ở những chiếc lá hình bán nguyệt rất lạ mắt, và có khả năng tạo củ để sinh sản.
Tiện thể cho các bạn xem hình loài gọng vó đang gây tranh cãi tại Việt Nam. Và biết đâu đó, còn có những loài gọng vó khác cũng tại đất nước mình đang chờ các bạn yêu thích cây bắt mồi khám phá và phát hiện...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét